Giá cao su tại Tocom – Tokyo Commodity Exchange (auto update)

Trade Date: Sep 20, 2019Prices in yen / kilogram  
MonthLast Settlement PriceOpenHighLowCurrentChangeVolume
Sep 2019170.0170.0171.4168.9169.7-0.3252
Oct 2019166.0165.6165.6163.0165.5-0.543
Nov 2019169.1168.8168.8165.3167.2-1.973
Dec 2019169.5169.1169.1164.1168.5-1.0227
Jan 2020169.9169.2169.2163.0167.5-2.4554
Feb 2020169.8169.0169.0160.2167.7-2.12,359
Total 3,508

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE) (auto update)

ContractLastChgOpen InterestVolumeTurnoverBid-AskPre-clearOpenLowHigh
ru191010970-1309230330000010975/1109011100110301097011090
ru191110995-11512534247627205250010985/1099511110110651093011075
ru200111825-753566022397042824581340011820/1182511900118151172511840
ru200311955-6546223910011930/1197512020119551195511955
ru200412110078  11980/1208012110   
ru200511980-958253025202301160690011975/1198012075119601190012015
ru200612205058  12045/1209012205   
ru200712085-14522224170012080/1214012230120851208512085
ru200812170-1305224292070012145/1222012300121751211512175
ru200912145-9032202783370370012145/1215012235121501208512180

Giá cao su kỳ hạn trên sàn Thượng Hải kết thúc giao dịch đêm giảm 1,2% xuống 11.755 CNY/tấn.

Đồng USD ở mức khoảng 107,96 JPY so với khoảng 108 JPY trong ngày thứ năm (19/9/2019).

Giá dầu tăng, với dầu Brent tăng 0,7% và dầu thô Mỹ tăng 1,1%.

Chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản tăng 0,3%.

Giá cao su TSR20 kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn TOCOM không thay đổi ở mức 153,9 JPY/kg.

Giá cao su kỳ hạn tháng 10/2019 trên sàn SICOM giảm 1% xuống 132,6 US cent/kg.

Giá cao su hôm nay 20/9/2019

Ảnh minh họa: internet

Doanh nghiệp cao su lao đao vì cây chết, giá mủ giảm sâu

Hơn 12.000ha cao su chết và kém phát triển, hàng loạt doanh nghiệp lao đao vì giá mủ giảm sâu, là vấn đề nổi bật được nêu ra tại buổi làm việc với đoàn công tác Ban Kinh tế Trung ương về vấn đề phát triển cao su tại tỉnh tại tỉnh, tổ chức sáng 19/9.

Tỉnh Gia Lai hiện có khoảng 96.000ha cây cao su, trong đó có 75% diện tích kinh doanh, cho sản lượng 111.000 tấn. Trong giai đoạn 2008-2011, tỉnh triển khai dự án chuyển đổi 50.000ha rừng nghèo sang trồng cao su và thực tế đã trồng được 25.000ha. Tuy nhiên, hơn 12.000ha trồng trên đất rừng nghèo đã chết hoặc kém phát triển.

Hơn 12.000ha cao su trồng trên đất rừng nghèo bị chết và kém phát triển cần được chuyển đổi sang mục tiêu khác.

Đồng thời, việc giá mủ cao su giảm sâu liên tục trong nhiều năm khiến các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, có nguy cơ phá sản và ảnh hưởng nghiêm trọng đến 43.000 lao động.

Tỉnh Gia Lai đang đề nghị Chính phủ có cơ chế về cơ cấu lại nợ vay để doanh nghiệp tái canh cây cao su. Tỉnh cũng đang xem xét giảm diện tích xuống còn khoảng 88.000ha; kiến nghị trung ương có cơ chế, chính sách để chuyển đổi diện tích 12.000ha sang mục tiêu khác  do cao su ở diện tích này bị chết và kém phát triển.

Theo ông Nguyễn Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ban Kinh tế Trung ương, thị trường cao su khó có những thay đổi lớn trong tương lai gần. Trong khi đó, đang có nhiều đối tượng cây trồng vượt trội về hiệu quả. Bởi vậy, Gia Lai cần rà soát, tái cơ cấu ngành cao su.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt 623,91 nghìn tấn, trị giá 842,94 triệu USD tăng 11,3% về lượng và tăng 9,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Bộ Công thương cho biết, đầu tháng 9/2019, giá mủ cao su nguyên liệu tại Đắk Lắk tăng theo xu hướng của thị trường thế giới. Ngày 11/9/2019, giá thu mua mủ nước tại vườn và nhà máy tại Đắk Lắk đạt lần lượt 250 đ/độ TSC và 255 đ/độ TSC, tăng 25 đ/độ TSC so với cuối tháng 8/2019.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su trong tháng 8/2019 đạt 180,98 nghìn tấn, trị giá 244,04 triệu USD tăng 5,9% về lượng và tăng 12,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su đạt 962,15 nghìn tấn, trị giá 1,31 tỷ USD tăng 9,7% về lượng và tăng 7,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Giá xuất khẩu cao su trong tháng 8/2019 đạt bình quân 1.349 USD/tấn, giảm 3,6% so với tháng 7/2019, nhưng tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong tháng 8/2019, xuất khẩu cao su tăng nhờ xuất khẩu sang Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ… tăng, trong khi xuất khẩu sang Ấn Độ, Malaysia… lại giảm. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, đạt 125,58 nghìn tấn, trị giá 166,12 triệu USD, tăng 18,3% về lượng và tăng 25,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt 623,91 nghìn tấn, trị giá 842,94 triệu USD, tăng 11,3% về lượng và tăng 9,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Giá xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2019 đạt bình quân 1.351 USD/tấn, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Bộ Công thương cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su sang hầu hết các thị trường chính tăng so với cùng kỳ năm 2018. Như vậy, có thể thấy mặc dù căng thẳng thương mại chưa có nhiều tác động đến xuất khẩu cao su của Việt Nam, nhưng các doanh nghiệp cũng đã chủ động đa dạng hóa thị trường bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu sang Ấn Độ, Hàn Quốc…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *